Nữ Đế, Chuyện Chưa Kể: Kỳ 14- Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải: Hoàng Tam Tử, Tam Triều Thái Sư
Đăng lúc:
1752130675000
Trong:
Lịch sử
<div class="block-wrapper" type="quote"><blockquote style="text-align: left;"><p class="quote-body">Trần Quang Khải là một trong số ít hoàng thân nhà Trần tham gia cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt. Lần thứ nhất năm 1258, lúc bấy giờ ông mới chỉ là Hoàng tam tử 17 tuổi theo vua cha ra trận. Khi Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ 2 năm 1285, ông được vua Trần Nhân Tông phong chức Thượng tướng thái sư, trấn thủ Thanh Hoá, Nghệ An và có công lớn trong trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ. Tới cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1287-1288) ông đã là vị tướng lão luyện cùng với Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn phò tá 2 vua thống lĩnh quân đội giành chiến thắng huy hoàng, đập tan mưu đồ xâm lược của Nguyên triều.</p><span class="quote-caption"></span></blockquote></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/502c75366e50cd440019233b872a095e34472db6f045c0142ea91fe5ed0615ef.jpg"alt="9.Tran Quang Khai.jpg"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>HOÀNG TAM TỬ</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Chiêu
Minh Đại vương Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch năm 1241, là Hoàng tam
tử (hoàng tử thứ ba) của vua Trần Thái Tông, mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý
Oánh. Xét theo sử ký ghi chép, người anh đầu của ông là Tĩnh Quốc Đại vương Trần
Quốc Khang (thực chất là con trai của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu nhưng được
coi là trưởng tử của vua Trần Thái Tông trên danh nghĩa sau sự biến năm 1237).
Người anh thứ hai chính là Hoàng đích tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Nếu
xét theo thứ tự con trai mang huyết thống của vua Trần Thái Tông thì ông cũng
đúng là con trai thứ ba. Người con đầu lòng của vua Trần Thái Tông là Hoàng
thái tử Trần Trịnh không may chết yểu từ khi mới chào đời năm 1233 (mẹ là Chiêu
Thánh hoàng hậu tức nữ đế Lý Chiêu Hoàng). Có lẽ là Trần Quang Khải có duyên với
con số 3, nên khi tìm hiểu về vị danh tướng người viết phát hiện ra có khá nhiều
số 3 xuất hiện trong cuộc đời ông.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>TAM “CHIÊU” VƯƠNG
NỔI DANH KINH THÀNH </b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vua
Trần Thái Tông tuy muộn con nhưng về sau lại đông con cháu. Trong số các hoàng
tử, tài năng vang danh nhất kinh thành có 3 vị vương gia, Quang Khải là người đứng
đầu: Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc và
Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngay
từ nhỏ, Trần Quang Khải đã được vua cha cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ
kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu (tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ
quốc sử đầu tiên của nước ta). Sử chép ông là người có học thức, văn võ song
toàn lại có tài về ngôn ngữ, hiểu được tiếng nói của các bộ tộc ít người. Xuất
thân là con dòng đích, em cùng mẹ với vua Trần Thánh Tông, nên ngay sau khi vua
anh lên ngôi, ông được phong tước “Đại vương” (năm 1258). Tới năm 1261, khi vừa
20 tuổi, Trần Quang Khải được phong chức Thái uý tham gia công việc triều
chính. Suốt 34 năm trên quan trường ông đã tỏ rõ tài năng, đức độ của mình thật
xứng với sự tin tưởng giao phó của đấng quân vương.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vị
vương gia nổi tiếng thứ hai là Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, con trai thứ năm
của vua Trần Thái Tông, là anh em cùng mẹ với Chiêu Đạo vương Trần Quang Xưởng
và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (tương truyền mẹ là Vũ phi, huý là Vượng).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Ích Tắc thông minh hiếu học, làu thông kinh
sử, lục nghệ, văn chương nhất đời, dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề
gì không thông thạo. Ông từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn
phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Lưỡng quốc trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi, tất cả gồm 20 người, đều được dùng cho đời. Tiếc rằng về
sau khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai (năm 1285), Ích Tắc
đem cả gia quyến hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong
làm An Nam quốc vương chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại
lần thứ 2, Trần Ích Tắc ở lại Nguyên triều làm quan tới chức Bình chương chính
sự (Tể tướng) và mất ở Trung Quốc. Vì sự phản bội này mà nhà Trần đã loại Ích Tắc
ra khỏi tông thất, kết án vắng mặt “<i>Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy
trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn
hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần."</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p> Chiêu Văn vương (sau là Chiêu Văn
Đại vương) Trần Nhật Duật là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em cùng mẹ
với Chiêu Quốc vương. Ông cũng là danh tướng lập đại công trong kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3. Theo sử
sách, từ nhỏ ông đã nổi tiếng là hiếu học, sớm lộ thiên tri, thông thạo nhiều
ngoại ngữ và hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng
Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am
hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Tuy là con
vua, địa vị cao quý song Trần Nhật Duật lại rất phóng khoáng, thích giao du,
thăm hỏi người Chiêm, người Tống trong nước. Ngoài ra, ông cũng là người
tinh thông âm nhạc, đã chế tác ra nhiều tiết tấu, giai điệu múa hát. Ngoài 20
tuổi, Trần Nhật Duật đã được triều đình giao đặc trách những công việc về các
dân tộc có liên quan và trở thành nhà ngoại giao tài ba nhất bấy giờ. Tới thời
vua Trần Anh Tông, sau khi Chiêu Minh Đại vương qua đời, Chiêu Văn vương được
thăng tới chức Thái uý Quốc công đứng vào hàng Tể tướng, ông cũng là người có
công chăm nuôi chu đáo hoàng tử Trần Mạnh (vua Trần Minh Tông) thuở nhỏ.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>“TAM GIÁC” TÌNH
YÊU</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Cuộc
hôn nhân của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải với phu nhân, Phụng Dương
công chúa được xem là một trong những chuyện tình đẹp nhất lịch sử Việt Nam. Thế
nhưng mối tình đó không hề êm đẹp ngay từ đầu mà Phụng Dương đã phải vò võ
trong cô độc rất nhiều năm mới có được tình yêu của chồng. Người viết tự đặt
câu hỏi vì sao lại vậy?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Theo
sử chép tháng 2 năm 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con trai, tức vua
Trần Thánh Tông. Vào tháng 8, tân Hoàng đế lập con gái thứ 5 của An Sinh vương
Trần Liễu làm Thiên Cảm phu nhân Trần Thị Thiều, ít lâu sau phong làm Thiên Cảm
Hoàng hậu. Tới tháng 11 cùng năm thì Hoàng thái tử Trần Khâm chào đời (tức vua
Trần Nhân Tông). Cùng năm đó Phụng Dương công chúa được gả cho Chiêu Minh vương
Trần Quang Khải. Bấy giờ Quang Khải đã có người thiếp yêu tự Chiêu Hàn, thế nên
hờ hững với chính thất. Sự thờ ơ đó kéo dài nhiều năm đến mức cha mẹ ruột của
công chúa là Thái uý Trần Nhật Hiệu và Tuệ Chân phu nhân đòi đón con gái về
nhưng Phụng Dương nhất mình giữ đạo phu thê, một lòng một dạ chăm lo cho chồng.
Người viết mạo muội suy đoán rằng, Trần Quang Khải có thái độ bỏ bê chính thất
như vậy hẳn phải có lý do khiến ông tỏ rõ sự bất mãn. Xét về thân thế, Phụng
Dương công chúa là trưởng nữ của Thái uý Trần Nhật Hiệu, em trai vua Trần Thái
Tông. Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu, được Trần Thái
Tông yêu quý đem về cung nhận làm con nuôi, cho phong hiệu Phụng Dương Công
chúa. Từ đó Phụng Dương sống trong cung như một hoàng nữ. Ngay từ tước hiệu “Phụng
Dương” đã cho thấy thân phận cao quý của bà và người viết đồ rằng rất có thể
vua Trần Thái Tông vốn có ý chọn bà là ứng viên sáng giá cho ngôi vị hoàng hậu
tương lai. Thế nhưng vị quân vương tương lai, Thái tử Trần Hoảng lại không phải
là mẫu người “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Thái tử chẳng màng quy định chọn nữ
nhân thân phận cao quý trong nội tộc (đích nữ của nhà vương) mà lại đem lòng
yêu con gái thứ 5 của vương gia thất thế An Sinh vương Trần Liễu. Có lẽ khi ấy
trong hoàng tộc cũng đã xảy ra rất nhiều tranh cãi cho ngôi vị Hoàng hậu nên dù
Tân vương lên ngôi từ tháng 2 mà tới tận tháng 8 mới phong hậu và tháng 11 thì
Hoàng hậu sinh Thái tử. Vụ việc “thái y bảo cưới” của Trần Thánh Tông đã khiến
dự tính trước đó của vua cha Trần Thái Tông đổ bể. Cuối cùng Thượng hoàng đành
ban hôn gả Phụng Dương công chúa cho con trai thứ Chiêu Minh vương, chẳng anh
thì em cũng vẫn là tấm chồng môn đăng hộ đối.=)) Hẳn nhiên Quang Khải cũng
không phải đứa con trai bảo gì nghe nấy, thành ra cơ sự như vậy, cưới thì cưới
nhưng không yêu nàng, lấy nàng làm chính thê nhưng mặc kệ, bỏ bê không đoái
hoài tới nàng, cho nàng danh phận cao nhất nhưng chẳng dành một chỗ trong tim
cho nàng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Cuộc
hôn nhân của hai người cứ như vậy mà trôi qua năm tháng, chỉ có nghĩa không có
tình cho tới tận mùa đông năm1284, quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ
2, gia đình Chiêu Minh đang trên đường đi lánh giặc, nửa đêm trong thuyền xảy
ra hoả hoạn. Lúc ấy Chiêu Minh Đại vương đương ngủ, Công chúa ngờ là giặc đã tới
nơi, đánh thức chồng dậy, đưa cho cái lá chắn và lấy mình che cho chồng. Khoảnh
khắc ấy đã khiến Trần Quang Khải cảm kích, ngỡ ngàng và rung động, khiến trái
tim băng giá với người vợ bao năm tan ra. Từ ấy về sau tìm cảm phu thê nhà
Chiêu Minh ngày càng nồng ấm. Theo sách sử chép lại, Trần Quang Khải có 7 người
con thì đều do Phụng Dương công chúa sinh cả. Tới lúc phu nhân qua đời, vị Thái
sư đã viết thư đặt vào tay công chúa 9 chữ: "Kiếp sau xin được làm chồng vợ
như xưa". </p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>TAM TRIỀU THÁI SƯ</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trần
Quang Khải là một trong số ít hoàng thân nhà Trần tham gia cả 3 lần kháng chiến
chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt. Lần thứ nhất năm 1258, lúc bấy giờ
ông mới chỉ là Hoàng tam tử 17 tuổi theo vua cha ra trận. Khi Nguyên Mông xâm
lược Đại Việt lần thứ 2 năm 1285, ông được vua Trần Nhân Tông phong chức Thượng
tướng thái sư, trấn thủ Thanh Hoá, Nghệ An và có công lớn trong trận đánh tan
quân Nguyên tại Chương Dương độ. Tới cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ
3 (năm 1287-1288) ông đã là vị tướng lão luyện cùng với Tiết chế Quốc công Hưng
Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn phò tá 2 vua thống lĩnh quân đội giành chiến thắng
huy hoàng, đập tan mưu đồ xâm lược của Nguyên triều.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p> Trần Quang Khải cũng là vị công
thần bậc nhất nắm giữ chức vụ Thái sư dưới 3 triều vua Trần Thánh Tông, Trần
Nhân Tông và Trần Anh Tông. Vào thời chiến, ông là Thượng tướng thống lĩnh ngàn
quân. Đất nước hoà bình, ông là Thái sư chăm lo quốc sự. Những lúc thư nhàn,
ông là văn sĩ, viết văn làm thơ, ca múa, tác phẩm của ông có Lạc đạo tập và một
số bài thơ còn được lưu truyền: Tụng giá hoàn kinh sư, Phúc Hưng viên, Lưu gia
độ, Dã thự, Xuân nhật hữu cảm... Tương truyền tại Phương Bông (Nam Định) còn
lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi
Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ
chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày
3 tháng 7 âm lịch năm Hưng Long thứ hai (năm 1294) đời vua Trần Anh Tông, Chiêu
Minh Đại vương Trần Quang Khải qua đời. Vợ ông là Phụng Dương công chúa đã mất
trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành
hoàng làng Cao Đài (Nam Định). Hậu duệ của vương sau này nhiều đời vinh hiển,
con cháu nhiều nhân tài giữ chức vụ cao trong các triều đại. Chiêu Minh Đại
vương cũng là tổ phụ nhiều đời của Tư đồ Trần Nguyên Đán- ông ngoại của Đại thi
hào Nguyễn Trãi, ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn- hai vị khai quốc công
thần triều Hậu Lê.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>Đọc thêm: </i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="linkTool"><a class="link-content" target="_blank" rel="nofollow noindex noreferrer" href="https://blog.vietales.vn/publication/nu-de-chuyen-chua-ke-k%E1%BB%B3-1-%E2%80%9Cnu-hoang-nuoc-mat%E2%80%9D-dai-viet-ly-thien-hinh"><div class="link-title">NỮ ĐẾ CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 1 “Nữ Hoàng Nước Mắt” Đại Việt: Lý Thiên Hinh</div><p class="link-description"></p><span class="link-anchor">blog.vietales.vn</span></a></div>